Châu Âu có bao nhiêu nước và những thông tin bạn cần biết

Vị trí địa lý của Châu Âu

Châu Âu là lục địa duy nhất, không được bao quanh bởi nước từ mọi hướng do có một biên giới đường bộ với châu Á.

Về mặt địa lý, các nước Châu Âu nằm ở phía tây bắc của vùng đất rộng lớn được gọi là lục địa Á-Âu và được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía Tây và biển Địa Trung Hải ở phía Nam, giáp Biển Đen ở phía Đông Nam.

Đường biên giới chính xác giữa hai châu lục là một câu hỏi lớn cho các nhà địa lý và chính trị gia. Ngày nay nó thường được mô tả bởi dãy núi Ural ở Nga, Biển Caspi và dãi núi Caucasus.

Hiện nay Châu Âu có bao nhiêu nước?

Hiện nay Châu Âu có 43 nước (theo Liên hợp quốc).

Người ta thường chia châu Âu làm 4 khu vực địa lí Bắc Âu, Đông Âu, Tây Âu và Trung Âu, Nam Âu và gồm những quốc gia như sau:

CHÂU ÂU GỒM NHỮNG NƯỚC NÀO Ở PHÍA TÂY ÂU:

  • Áo
  • Nước Bỉ
  • Nước pháp
  • Nước Đức
  • Liechtenstein
  • Luxembourg
  • Monaco
  • Nước Hà Lan
  • Thụy sĩ

CHÂU ÂU GỒM NHỮNG NƯỚC NÀO Ở PHÍA ĐÔNG ÂU:

  • Belarus
  • Bungari
  • Czechia
  • Hungary
  • Ba lan
  • Cộng hòa Moldova
  • Romania
  • Liên bang Nga
  • Xlô-va-ki-a
  • Ukraine

CHÂU ÂU GỒM NHỮNG NƯỚC NÀO Ở PHÍA BẮC ÂU:

  • Đan mạch
  • Estonia
  • Phần Lan
  • Nước Iceland
  • Ireland
  • Latvia
  • Lithuania
  • Na Uy
  • Thụy Điển

CHÂU ÂU GỒM NHỮNG NƯỚC NÀO Ở PHÍA NAM ÂU:

  • Albania
  • Andorra
  • Bosnia và Herzegovina
  • Croatia
  • Hy Lạp
  • Nước Ý
  • Malta
  • Montenegro
  • Bắc Macedonia
  • Bồ Đào Nha
  • San Marino
  • Xéc-bi-a
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thành phố Vatican

Danh sách các quốc gia châu Âu theo diện tích

Danh sách các quốc gia châu Âu theo diện tích được thống kê theo đơn vị km², được cập nhật từ Liên Hợp Quốc năm 2007 (UN 2007). Danh sách ngoài 43 quốc gia có chủ quyền độc lập, còn có các vùng lãnh thổ, các lãnh thổ độc lập trên thực tế, gồm: Transnistria, Kosovo, Gibraltar, Jersey, Guernsey, Đảo Man, Svalbard và Jan Mayen, Quần đảo Faroe. Pháp là quốc gia rộng nhất Châu Âu nếu không tính các quốc gia có lục địa dàn trải trên 2 mảng Á-Âu.

STTQuốc gia và Vùng lãnh thổDiện tích (Km²)
1Pháp643.801
2Ukraine603.500
3Tây Ban Nha505.992
4Thụy Điển449.694
5Đức357.114
6Phần Lan338.149
7Na Uy323.802
8Ba Lan312.685
9Ý301.336
10Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland242.900
11România238.391
12Belarus207.600
13Nga (Nga thuộc châu Âu)3.960.000
14Hy Lạp131.959
15Bulgaria110.879
16Iceland103.000
17Hungary93.028
18Bồ Đào Nha92.090
19Serbia88.361
20Áo83.858
21Cộng hòa Séc78.866
22Ireland70.273
23Litva65.300
24Latvia64.559
25Svalbard và Jan Mayen62.422
26Croatia56.594
27Bosnia và Herzegovina51.209
28Slovakia49.035
29Estonia45.227
30Đan Mạch43.094
31Thụy Sĩ41.284
32Hà Lan37.354
33Moldova33.843
34Bỉ30.528
35Albania28.748
36Bắc Macedonia25.713
37Slovenia20.273
38Montenegro13.812
39Kosovo10.887
40Transnistria4.163
41Luxembourg2.586
42Quần đảo Faroe1.393
43Andorra468
44Malta316
45Liechtenstein160
46Jersey116
47Guernsey77
48San Marino61
49Gibraltar6
50Monaco1,95 – 2.02
51Thành Vatican0,44

Châu Âu có diện tích bao nhiêu?

Châu Âu thuộc châu lục đứng thứ 2 thế giới từ dưới lên tính về diện tích. Châu lục này chỉ lớn hơn Châu Đại Dương về diện tích, tổng diện tích Châu Âu là 10.180.000 km² thuộc lục địa Á – Âu.

Ngôn ngữ ở Châu Âu

Danh sách 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất (tiếng mẹ đẻ) ở châu Âu.

  1. tiếng Nga trên 100 000 000 (ở Nga, Ukraina and Belarus)
  2. tiếng Đức 98 000 000 (ở Đức, Áo và Thụy Sĩ)
  3. tiếng Pháp 66 000 000 (ở Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ)
  4. tiếng Anh 65 000 000 (ở Anh và Ireland)
  5. tiếng Ý 58 000 000 (ở Ý)
  6. tiếng Tây Ban Nha 44 000 000 (ở Tây Ban Nha)
  7. tiếng Ba Lan 39 000 000 (ở Ba Lan)
  8. tiếng Ukraina 39 000 000 (ở Ukraina)
  9. tiếng Rumani 24 000 000 (ở Rumani và Moldova)
  10. tiếng Hà Lan 22 000 000 (ở Hà Lan và Bỉ);

Các nước châu Âu nói tiếng Anh

Các nước châu Âu nói tiếng gì?

Dưới đây là tỷ lệ phần trăm các quốc gia châu Âu nói tiếng Anh, các nước châu Âu sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ hoặc ngoại ngữ ở các nước thuộc khu vực châu Âu.

Các quốc gia nói tiếng Anh ở châu Âu, những nước nói tiếng Anh ở châu Âu, các nước châu Âu dùng tiếng Anh, bao gồm:

  • Ireland 97,51%
  • Malta 62,39%
  • Đan Mạch 52,95%
  • Thụy Điển 53,97%
  • Phần Lan 45,25%
  • Síp 43,07%
  • Áo 40,64%
  • Hà Lan 38,46%
  • Slovenia 34,37%
  • Hy Lạp 32,66%
  • Đức 31,3%
  • Bỉ 28,76%
  • Luxembourg 30,72%
  • Latvia 27,22%
  • Pháp 24,21%
  • Ba Lan 19,85%
  • Estonia 23,4%
  • Bồ Đào Nha 14,8%
  • Ý 13,74%
  • Romania 17,01%
  • Lithuania 20,58%
  • Slovakia 12,8%
  • Hungary 12,43%
  • Bulgaria 12,25%
  • Cộng Hòa Séc 11,75%

Các nước Châu Âu nên đi du học

  • Học Thạc sĩ ở Đức
  • Học Thạc sĩ ở Hà Lan
  • Học Thạc sĩ ở Áo
  • Học Thạc sĩ ở Tây Ban Nha
  • Học Thạc sĩ ở Ý

Thủ đô các quốc gia châu Âu

Quốc giaThủ đô
AlbaniaTirana
AndorraAndorra la Vella
ArmeniaYerevan
AustriaVienna
AzerbaijanBaku
BelarusMinsk
BelgiumBrussels
Bosnia and HerzegovinaSarajevo
BulgariaSofia
CroatiaZagreb
CyprusNicosia
CzechiaPrague
DenmarkCopenhagen
EstoniaTallinn
FinlandHelsinki
FranceParis
GeorgiaTbilisi
GermanyBerlin
GreeceAthens
HungaryBudapest
IcelandReykjavik
IrelandDublin
ItalyRome
KazakhstanNur-Sultan
KosovoPristina
LatviaRiga
LiechtensteinVaduz
LithuaniaVilnius
LuxembourgLuxembourg (city)
MaltaValletta
MoldovaChisinau
MonacoMonaco
MontenegroPodgorica
NetherlandsAmsterdam
North MacedoniaSkopje
NorwayOslo
PolandWarsaw
PortugalLisbon
RomaniaBucharest
RussiaMoscow
San MarinoSan Marino
SerbiaBelgrade
SlovakiaBratislava
SloveniaLjubljana
SpainMadrid
SwedenStockholm
SwitzerlandBern
TurkeyAnkara
UkraineKyiv (also known as Kiev)
United KingdomLondon
Vatican City (Holy See)Vatican City

Danh sách các quốc gia châu Âu theo GDP

Các nước châu Âu giàu có, các quốc gia nghèo nhất châu Âu, bảng xếp hạng các quốc gia châu Âu:

 Các quốc gia khu vực châu Âu201820192020
1Germany3,951.3403,863.3443,780.553
2United Kingdom2,828.8332,743.5862,638.296
3France2,780.1522,707.0742,551.451
4Italy2,075.8562,001.4401,848.222
5Russia1,657.2901,637.8921,464.078
6Spain1,427.5331,397.8701,247.464
7Netherlands914.519902.355886.339
8Switzerland705.546715.360707.868
9Turkey771.274743.708649.436
10Poland585.816565.854580.894
11Sweden556.073528.929529.054
12Belgium532.268517.609503.416
13Austria456.166447.718432.894
14Ireland382.754384.940399.064
15Norway434.167417.627366.386
16Denmark352.058347.176339.626
17Finland274.210269.654267.856
18Romania239.552243.698248.624
19Czech Republic245.226246.953241.975
20Portugal240.901236.408221.716
21Greece218.230214.012194.376
22Hungary161.182170.407149.939
23Ukraine130.857150.401142.250
24Slovakia106.573106.552101.892
25Luxembourg69.55369.45368.613
26Bulgaria65.19766.25067.917
27Belarus59.64362.57257.708
28Croatia60.80560.70256.768
29Lithuania53.30253.64155.064
30Serbia50.50951.52351.999
31Slovenia54.05954.15451.802
32Azerbaijan46.94047.17141.666
33Latvia34.88235.04533.015
34Estonia30.76131.03830.468
35Cyprus24.49324.28023.246
36Iceland25.96523.91820.805
37Bosnia and Herzegovina20.16220.10618.893
38Georgia16.20915.92516.316
39Malta14.56014.85914.290
40Albania15.05915.41814.034
41Armenia12.43313.44412.813
42North Macedonia12.67012.67212.510
43Moldova11.30911.68811.241
44Kosovo7.9477.9967.484
45Montenegro5.4575.4244.943
46San Marino1.6381.5911.410
47Monaco7.188
48Andorra3.238
49Liechtenstein

Các quốc gia châu Âu có nền công nghiệp

Sáu Quốc gia Thành viên EU đã tạo ra ba phần tư giá trị sản xuất bán ra của EU (76%). Đức ghi nhận giá trị sản xuất bán ra cao nhất, tương đương 29% tổng sản lượng của EU, tiếp theo là Ý (18%), Pháp (12%), Tây Ban Nha (9%), Ba Lan (5%) và Hà Lan (3%). 21 Quốc gia Thành viên EU khác đóng góp với tỷ lệ nhỏ hơn (lên đến 3%).

Cờ liên minh Châu âu
Cờ liên minh Châu âu

Sự kiện Brexit

Tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu được gọi là Brexit.

Nước Anh rời khỏi EU vào năm nào?

Như vậy là nước Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu ngày 31-1-2020, kết thúc hơn 4 thập kỷ hợp nhất về kinh tế, chính trị và pháp luật với những nước láng giềng gần gũi nhất.

Anh đã rời khỏi Liên minh châu Âu sau 43 tháng, kể từ khi quốc gia này tổ chức trưng cầu ý dân về Brexit hồi tháng 6-2016.

Vì sao Anh rời khỏi EU

Có 5 lý do để trả lời cho câu hỏi “Vì sao Anh rời khỏi EU?”. Đó là:

  • Chủ quyền của nước Anh bị đe dọa bởi EU: Đây là lý do đầu tiên được đưa ra bởi giới tri thức nước Anh. Trong một vài thập kỷ gần đây, một loạt các hiệp ước của EU đã chuyển nhượng quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU tại Bỉ. Trong đó, các quy định về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và sáng chế của EU đưa ra đã lấn át luật pháp của các nước thành viên trong khối
  • Các quy định ngặt nghèo của EU: Các quy định ngày càng chặt chẽ và có phần bất khả thi, gây phản cảm của EU được đưa ra  khiến nền kinh tế Anh bị tổn thất lên tới con số 600 triệu Bảng Anh mỗi tuần. Một số quy định “vô lý” có thể kể đến như: không được tái chế túi trà, những hạn chế về công suất máy hút bụi hay trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng,…
  • Đồng Euro là quyết định thảm hoạ: Khi cả khối Liên minh Châu Âu quyết định chỉ sử dụng một đồng tiền chung, các quốc gia thành viên sẽ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Ví dụ như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã gây ra cuộc khủng hoảng nợ công trên cả EU. Sau 7 năm từ cuộc khủng hoảng, hậu quả của nó vẫn chưa được khắc phục khi các quốc gia trong khối liên minh như Hy Lạp và Tây Ban Nha vẫn chưa thể xử lý hết được nợ nần, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trên mức 20%. Tuy nền kinh tế và đời sống của người dân Anh cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính nhưng không nặng nề như các nước trong khối EU. Điều này có thể lý giải bởi nguyên nhân nước Anh vẫn duy trì sử dụng đồng Bảng Anh thay vì đồng Euro
  • Người nhập cư trái phép: EU có quy định cho phép các cư dân trong khối có thể tự do đi lại giữa các nước thuộc liên minh. Điều này khiến cho nước Anh khó lòng có thể quản lý được lượng người di cư. Đặc biệt khi làn sóng khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới Liên minh Châu Âu, nước Anh là nước may mắn trong khu vực không chịu quá nhiều tác động tiêu cực bởi đồng Euro. Điều đó dẫn đến lượng người lao động từ các nước như Ý, Ireland,…đổ về nước Anh với mong muốn có việc làm. Lượng người nhập cư này đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi, làm giảm việc làm, thu nhập của người địa phương và đồng thời là gánh nặng lên các dịch vụ công
  • Khoản đóng góp hàng năm cho EU: Bởi không được thu thuế trực tiếp nên để duy trì ngân sách hoạt động, EU yêu cầu các quốc gia thành viên phải đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương. Dù phần lớn số tiền đóng góp sẽ được chi tiêu cho các dịch vụ của mỗi quốc gia nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh có thể tự giữ và quyết định sử dụng số tiền đó. Hiện tại, số tiền nước Anh đóng góp hàng năm cho ngân sách này là khoảng 13 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 300 USD/người

Anh rời khỏi EU có ảnh hưởng gì đến EU

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) được cho là  mở ra hướng đi mới cho cả Anh và EU, tuy nhiên cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với tình hình kinh tế, chính trị của hai bên. Hậu Brexit, giới chuyên gia cho rằng, những tác động đối với Anh và EU chưa thực sự rõ nét.

Anh gia nhập EU năm nào?

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973.

Vương quốc Anh, vốn đã tham gia vào năm 1973, không còn là một nước thành viên EU từ 31 tháng 1 năm 2020.

Quan hệ Việt Nam – EU diễn ra trên những lĩnh vực nào?

Trên tất cả các lĩnh vực theo chiều sâu.

Trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi và mở cửa trở lại, Việt Nam và EU nhất trí tiếp tục củng cố và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như thương mại – đầu tư, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp, an ninh-quốc phòng.

Vai trò của EU đối với Việt Nam

“Đối tác thương mại hàng đầu”

Hiện nay, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả; kim ngạch hai chiều tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên gần 50 tỷ USD năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 13 lần từ 2,8 tỷ USD lên 35,1 tỷ USD năm 2020. Năm 2020, Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại 29.307,1 triệu USD. Các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tập trung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Italia, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển.

Có thể nói, sau 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, EU đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Phát triển quan hệ với khối Liên minh đã giúp ngành Công Thương triển khai hiệu quả chủ trương đa dạng hoá thị trường, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA

Hiệp định EVFTA và IPA: Việt Nam và EU cam kết những gì?

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Về thương mại hàng hóa, với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại… tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Với Hiệp định IPA, hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ, cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn…

Nguồn: Tổng hợp