Commercial invoicehay còn gọi là hóa đơn thương mại là chứng tờ vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu quốc tế hiện nay. Nó thể hiện giá mua, giá bán của hàng hóa, các nhà cung cấp bắt buộc phải có chứng từ này để chỉ ra số tiền nhà nhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan để căn cứ đó tính giá thuế nhập khẩu. Vậy Commercial Invoice là gì? Chứng năng và nội dung của hóa đơn thương mại thế nào? Khác nhau giữa Commercial Invoice và Proforma invoice như thế nào? Cùng Việt Tín Express tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Seaway Bill Là Gì? Sự khác nhau giữa vận đơn seaway bill và B/L
- Commercial Invoice Là Gì? Hóa đơn thương mại
- Proforma Invoice là gì? trong xuất nhập khẩu
- Supply Chain Là Gì?
- CO form E là gì? Quy định, điều kiện, nội dung
Commercial Invoice là gì?
Commercial invoice được viết tắt là CI, là hóa đơn thương mại cao cấp hơn hoá đơn thông thường, được sử dụng để ghi lại bằng chứng về quá trình giao dịch ngoại thương giữa bên xuất khẩu (nhà cung cấp) và bên nhập khẩu (bên mua). Hóa đơn này có nội dung cụ thể hơn so với thực tế, đồng thời có chức năng như một lời yêu cầu thanh toán với bên nhập khẩu, mang tính chất thương mại. Nội dung của Commercial Invoice gồm phương thức vận chuyển lô hàng, chức năng cơ bản trong thanh toán, cơ sở khai báo hải quan, tính thuế xuất nhập khẩu lô hàng, phương thức thanh toán, thời hạn, tên mặt hàng,…
Sự khác biệt giữa Commercial Invoice và Proforma Invoice:
Các yếu tố so sánh | Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) | Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) |
Về thời điểm phát hành của chứng từ | Hóa đơn chiếu lệ được phát hành trước khi lô hàng được gửi cho người mua | Hóa đơn thương mại được gửi đi sau khi lô hàng đã được gửi hoặc đã hoàn thiện các thủ tục đóng xong hàng vào container |
Về nội dung trên chứng từ | Khá đầy đủ tương tự như hóa đơn thương mại, tuy nhiên các nội dung trên chứng từ có thể có nhiều sự thay đổi | Hóa đơn thương mại thương chi tiết và không có sự sửa đổi nào (do chỉ được xuất khi lô hàng được gửi và hai bên đã xác nhận điều kiện giao dịch) |
Về tính cam kết trên chứng từ | Chỉ mang tính chất cam kết ban đầu | Xác nhận giao dịch chính thức giữa hai bên mua bán |
Về hạch toán | Không dùng để hạch toán thanh toán | Dùng để hạch toán giao dịch cho cả bên bán và bên mua |
Hóa đơn thương mại có ý nghĩa như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
Invoice hay hóa đơn thương mại là chứng từ đặc biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, thể hiện qua các yếu tố:
- Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng.
- Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác.
- Invoice là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.
Lưu ý: Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, ngoại trừ khi nó có chứng từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu (người mua).
Số lượng bản sao của hóa đơn (cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được người nhập khẩu đồng ý.
Thông thường, hóa đơn thương mại được phát hành 1 bản gốc và 2 bản sao. Mặc dù thường pháp luật ở các nước khác nhau không hạn chế số lượng bản chính. Nó thực sự cần thiết trong quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu của người mua.
Nội dung của Commercial invoice
Hóa đơn thương mại commercial invoice là chứng từ thể hiện hoạt động mua bán của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế. Kế toán thương mại cần chú ý hóa đơn thương mại bao gồm phải có những nội dung sau:
– Số hóa đơn thương mại và ngày tháng phát hành. Đây là số tham chiếu được lập bởi người bán và bất cứ hóa đơn thương mại nào cũng phải có số Hóa đơn. Số hóa đơn thương mại còn được sử dụng để làm thủ tục khai báo hải quan xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thông tin người mua, người bán hàng hóa, quốc gia xuất nhập khẩu, shipper: tên, địa chỉ, mã số thuế, …
– Thông tin tham chiếu khác (Nếu có): Bạn có thể thêm đến bất kỳ thông tin tham khảo khác liên quan đến lô hàng hoặc thêm thông tin do người mua yêu cầu. Ví dụ số LC, tên nhân viên bán đơn hàng này, số đơn đặt hàng (Purchase Order)…
– Nước sản xuất (Country of Origin): Thông tin này có thể cho thêm vào hoặc không, tuy nhiên để hợp lý hóa khi khai báo hải quan thì nên cho vào. Nhân viên chứng từ có thể tự “chế” thêm thông tin này vào hóa đơn thương mại (trường hợp không áp dụng C/O cho lô hàng đang thực hiện) dựa trên thông tin thực tế hàng hóa.
– Tên cảng đích và quốc gia: Đây là quốc gia nơi hàng hóa được chuyển đến cuối cùng
– Phương thức vận chuyển: Bằng đường biển (by sea) hoặc đường hàng không (by air). Không nhất thiết phải ghi tên phương tiện vận chuyển và số hiệu vì hóa đơn thương mại thường được phát hành trước khi giao hàng và chưa có số hiệu cụ thể của phương tiện.
– Cảng bốc hàng (Port of Loading): Có thể ghi tên cảng bốc hàng và quốc gia tương ứng. Đó có thể là sân bay hoặc cảng biển.
– Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Tên cảng dỡ hàng, nơi mà hàng hóa được dỡ xuống từ máy bay hoặc tàu biển, còn gọi là cảng đích.
– Điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán: Nên ghi rõ điều khoản giao hàng là gì , theo Incoterms nào. Điều khoản thanh toán là TT hay LC, DA/DP hay No Payment?
– Số lượng kiện (Packages): Ghi tổng số lượng kiện hàng của lô hàng đó, thường ghi kèm tổng trọng lượng cả bì (Gross Weight – kgs). Thông tin này thuộc về phần đóng gói (Packing), nếu chi tiết đóng gói không có gì phức tạp thì có thể kết hợp thông tin của Packing List – phiếu đóng gói vào cùng với hóa đơn thương mại.
– Thông tin mô tả hàng hóa: tên, mã hàng (code), Model, Serial, số lượng, đơn giá, đồng tiền thanh toán, thành tiền, tổng giá trị, quy cách, ký hiệu mã…
Xem thêm: Vận chuyển container đường biển
Những lưu ý khi dùng commercial invoice
Trong quá trình làm dịch vụ hải quan, nhiều công ty làm Invoice hay bị sai sót một số nội dung quan trọng. Những lỗi này thường bị hải quan bắt lỗi, gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa:
- Hóa đơn không thể hiện điều kiên giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất), hay CIF (kèm tên cảng nhập).
- Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF chẳng hạn) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng, và cũng không ghi những chi phí tiếp theo sau.
- Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ ghi giá thực thu mà không thể hiện số tiền chiết khấu.
- Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại v.v…
Để biết thêm thông tin về Commercial invoice là gì, quy định về hóa đơn thương mại hay các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế tại Việt Tín. Bạn liên hệ ngay với Việt Tín Express để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết có tham khảo tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/hoa-don-thuong-mai-commercial-invoice.html