Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không tại Việt Nam khai thác các chuyến bay quốc tế và nội địa. Vậy bạn đã biết gì về các hãng hàng không đó chưa? Nếu chưa thì hôm nay Việt Tín Express sẽ thống kê danh cách các hãng hàng không tại Việt Nam để các bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu xem tại Việt Nam hiện tại có bao nhiêu sân bay.
Danh sách sân bay tại Việt Nam
Việt Nam có bao nhiêu sân bay?
Hiện nay tại Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự trong đó có 10 sân bay quốc tế.
Sân bay Liên Khương theo quy hoạch sẽ được tiến hành nâng cấp và xây dựng trở thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sân bay Liên Khương chưa có quyết định chính thức được là “sân bay quốc tế”, dù đã có một số đường bay quốc tế.
Lưu ý: In đậm là sân bay quốc tế.
STT | Sân bay (Năm xây dựng) | Mã ICAO/IATA | Tỉnh | Hoạt động | Cấp sân bay |
---|---|---|---|---|---|
1 | Côn Đảo (1945) | VVCS/VCS | Bà Rịa – Vũng Tàu | Không bay đêm | 3C |
2 | Phù Cát (1966) | VVPC/UIH | Bình Định | Có bay đêm | 4C |
3 | Cà Mau (1962) | VVCM/CAH | Cà Mau | Không bay đêm | 3C |
4 | Cần Thơ (1961) | VVCT/VCA | Cần Thơ | Có bay đêm | 4E |
5 | Buôn Ma Thuột (1972) | VVBM/BMV | Đắk Lắk | Có bay đêm | 4C |
6 | Đà Nẵng (1940) | VVDN/DAD | Đà Nẵng | Có bay đêm | 4E |
7 | Điện Biên Phủ (1954) | VVDB/DIN | Điện Biên | Không bay đêm | 3C |
8 | Pleiku (1964) | VVPK/PXU | Gia Lai | Có bay đêm | 4C |
9 | Cát Bi (1985) | VVCI/HPH | Hải Phòng | Có bay đêm | 4E |
10 | Nội Bài (1977) | VVNB/HAN | Hà Nội | Có bay đêm | 4E |
11 | Tân Sơn Nhất (1930) | VVTS/SGN | Thành phố Hồ Chí Minh | Có bay đêm | 4E |
12 | Cam Ranh (1965) | VVCR/CXR | Khánh Hòa | Có bay đêm | 4E |
13 | Rạch Giá (1970) | VVRG/VKG | Kiên Giang | Không bay đêm | 3C |
14 | Phú Quốc (2012) | VVPQ/PQC | Kiên Giang | Có bay đêm | 4E |
15 | Liên Khương (1961) | VVDL/DLI | Lâm Đồng | Có bay đêm | 4D |
16 | Vinh (1937) | VVVH/VII | Nghệ An | Có bay đêm | 4C |
17 | Tuy Hòa (1965) | VVTH/TBB | Phú Yên | Có bay đêm | 4C |
18 | Đồng Hới (1930) | VVDH/VDH | Quảng Bình | Có bay đêm | 4C |
19 | Chu Lai (1965) | VVCA/VCL | Quảng Nam | Có bay đêm | 4C |
20 | Phú Bài (1948) | VVPB/HUI | Thừa Thiên Huế | Có bay đêm | 4C |
21 | Thọ Xuân (1965) | VVTX/THD | Thanh Hóa | Có bay đêm | 4C |
22 | Vân Đồn (2015) | VVVD/VDO | Quảng Ninh | Có bay đêm | 4E |
Xem thêm: Bảng chuyển đổi đơn vị độ dài, khối lượng, thể tích
Tìm hiểu chung về các hãng hàng không ở Việt Nam
Hiện có 4 hãng hàng không nội địa tại Việt Nam là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Bamboo Airways. Có 49 đường bay trong nước tại các sân bay lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt… được 4 hãng này khai thác. Ngoài ra còn nhiều đường quốc tế bay tới các nước ở khu vực như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Mỗi hãng hàng không sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt về chất lượng của dịch vụ, về hạng ghế ngồi cùng các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng.
1. Hãng hàng không Vietnam Airline (VN)
Ưu điểm
+ Chuyến bay được bao gồm luôn dịch vụ cộng thêm (suất ăn nhẹ, nước uống…).
+ Chất lượng chuyến bay tốt
+ Bay đúng giờ, ít khi bị hoãn chuyến bay
Nhược điểm
+ Giá vé thường cao hơn các hãng hàng không giá rẻ khác
2. Hãng hàng không Vietjet Air (VJ)
Ưu điểm
+ Giá vé rẻ là ưu điểm lớn nhất của Vietjet, giá vé máy bay Vietjet luôn rẻ hơn so với Vietnam Airlines và Jetstar.
+ Chất lượng dịch vụ của chuyến bay khá tốt đủ làm hài lòng đối với những ai không đòi hỏi quá cao.
+ Đội ngũ nhân viên của Vietjet được đào tạo với phong cách làm việc chuyên nghiệp xử lý tốt trong nhiều tình huống khác nhau.
Nhược điểm
+ Do là hãng bay giá rẻ nên tình trạng delay giờ bay vẫn thường xuyên diễn ra.
Những chuyến bay VietJet thường giới hạn hành lý trong vòng 7 ký, khá là bất tiện cho người sử dụng, còn nếu có thêm ký hành lý các bạn sẽ phải mua thêm phí hành lý cho mình.
3. Hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (BL)
Ưu điểm
+ Hãng hàng không Jetstar Pacific airlines có giá vé máy bay khá rẻ.
+ Jetstar không có các bữa ăn trên máy bay, giá vé đồng hạng,… nhằm cắt giảm tối đa chi phí để giảm giá bán cho khách hàng.
+ Máy bay của Jetstar khai thác chủ yếu là Airbus A320 và Boeing 737, có thời gian bay khá nhanh, cất hạ cánh tương đối êm ái.
Nhược điểm
+ Jetstar hay bị delay (trễ giờ), đây có lẽ là nhược điểm lớn nhất và kéo dài nhất của Jetstar pacific.
+ Một số khách hàng thường phàn nàn về việc hãng quá chặt chẽ về mặt thời gian đóng chuyến (đến muộn 10 phút cũng bị mất vé).
4. Hãng hàng không Bamboo Airways (QH)
Ưu điểm
+ Làm thủ tục check in nhanh.
+ Bay đúng giờ khởi hành.
+ Nhân viên phục vụ tác phong chuyên nghiệp hơn và có những cử chỉ hết sức thân thiện.
+ Hành lý ký gửi trả nhanh.
Nhược điểm
+ Nhiều chặng bay chưa được khai thác.
+ Chưa có menu cho khách chọn đồ ăn uống.
+ Chưa có quà lưu niệm trên máy bay.
+ Chưa có BOT check in online.
Vậy là qua phân tích một cách tổng quan về danh cách các hãng hàng không tại Việt Nam hi vọng sẽ giúp các bạn lựa chọn được hãng bay phù hợp nhất với mình nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- [Cách] gửi hàng đi Mỹ qua bưu điện, cước phí, bảng giá (Xem tại đây)
- Gửi hàng đi Mỹ bằng đường hàng không (Xem tại đây)
- Gửi hàng đi Mỹ bằng đường biển – dành cho ai? (Xem tại đây)
- Gửi quần áo đi Mỹ giá rẻ, uy tín TPHCM (Xem tại đây)
- Gửi mỹ phẩm đi Mỹ, thực phẩm chức năng (Xem tại đây)
- Gửi thuốc tây đi Mỹ, thuốc nam, thuốc bắc dạng viên (Xem tại đây)
- Gửi thực phẩm đồ ăn đi Mỹ an toàn giá rẻ (Xem tại đây)