1. FDA
FDA là gì?
FDA Hoa Kỳ là chữ viết tắt tên tiếng Anh của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration), cơ quan này được thành lập từ năm 1906 tại Meryland, trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
Lúc mới thành lập, FDA được gọi là Cơ quan Thực phẩm, Thuốc và Thuốc trừ sâu (USDA). Sau này được rút gọn và có tên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Tính cho tới thời điểm hiện tại, FDA đã có tới 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm tại Hoa Kỳ, Đảo Virgin và Puerto Rico. Và hiện nay, FDA cũng đã chính thức mở văn phòng tại nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Bỉ, Costa Rica…
FDA chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc kiểm duyệt tính an toàn của các sản phẩm muốn lưu hành tại thị trường Mỹ, đảm bảo những sản phẩm này đủ chất lượng và an toàn trước khi tiêu thụ.
Phạm vi hoạt động của cục FDA chủ yếu là các sản phẩm thuộc lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm, có thể kể tên các sản phẩm điển hình sau:
STT |
LĨNH VỰC |
SẢN PHẨM |
1 |
Thực phầm |
Thực phẩm bổ sung |
Nước đóng chai |
||
Phụ gia thực phẩm |
||
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh |
||
Thực phẩm khác |
||
2 |
Thuốc |
Thuốc theo toa |
Thuốc không kê đơn |
||
3 |
Sản phẩm sinh học |
Vắc xin cho người |
Máu và các sản phẩm từ máu |
||
Sản phẩm trị liệu tế bào và gen |
||
Khăn giấy và các sản phẩm từ khăn giấy |
||
Các sản phẩm đột biến |
||
4 |
Thiết bị y tế |
Thiết bị y tế thông dụng |
Thiết bị nha khoa |
||
Máy móc y tế sử dụng công nghệ phức tạp |
||
Dụng cụ cấy ghép phẫu thuật và các bộ phận giả |
||
5 |
Sản phẩm điện tử phát ra bức xạ |
Lò vi sóng |
Thiết bị chụp X-quang |
||
Thiết bị laser |
||
Thiết bị trị liệu siêu âm |
||
Đèn hơi thủy ngân |
||
6 |
Mỹ phẩm |
Chất làm ẩm và làm sạch da |
Sơn móng tay và nước hoa |
||
Đồ trang điểm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác |
||
7 |
Sản phẩm thú ý |
Thức ăn chăn nuôi |
Thức ăn cho vật nuôi trong nhà |
||
Thuốc và thiết bị thú y |
||
8 |
Thuốc lá điếu |
|
Thuốc lá tự cuộn |
||
Thuốc lá không khói |
Ngoài các sản phẩm có trong danh mục trên, FDA còn đưa ra quy định khác không liên quan đến thực phẩm và dược phẩm như các quy định về vệ sinh môi trường du lịch giữa các tiểu bang; Kiểm soát dịch bệnh trên các sản phẩm và từ vật nuôi của gia đình,v.v.
Như vậy, thực phẩm đạt chứng nhận của FDA Hoa Kỳ được xem là thước đo chính xác về độ an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Thông tin chi tiết được đăng tại trang web của FDA: http://www.fda.gov/
Tại sao phải cần có giấy chứng nhận của FDA?
Khi muốn vận chuyển một loại hàng hóa nào đến Hoa Kỳ để có thể được thông quan, hàng hoá của bạn sẽ rất cần nhiều giấy tờ và thủ tục pháp lý để minh chứng nguồn gốc xuất xứ, thành phần có trong kiện hàng, các giấy kiểm định chất lượng và giấy chứng nhận FDA của Hoa Kỳ.
Nếu như thiếu những giấy tờ như trên hàng hóa của bạn sẽ không được phép vào Hoa Kỳ; sản phẩm của bạn bị Hải Quan tịch thu tiêu hủy hoặc trả về và bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn việc thanh toán chi phí cho tất cả việc lưu trữ, vận chuyển ngược lại…
Quy định cấp giấy FDA khi gửi hàng đi Mỹ
Khi gửi hàng qua Mỹ, FDA là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng. Những loại hàng hóa như: tôm khô, cá khô, bánh, kẹo, mứt, thuốc, trà… đều phải xin giấy chứng nhận này. Đây được xem là giấy thông quan để hàng hóa của bạn được nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Tất cả những mặt hàng thuộc FDA quản lý đều phải tuân thủ những quy định khắt khe của tổ chức này nếu muốn có được giấy chứng nhận FDA. Mỗi một Giấy chứng nhận FDA chỉ cấp riêng cho từng loại sản phẩm, không giới hạn số lượng hay trọng lượng.
Ví dụ: Bạn gửi 1kg tôm khô và 100kg cá khô sang Mỹ thì bạn vẫn phải xin 2 giấy chứng nhận FDA cho cả tôm lẫn cá khô.
Ở trên là những thông tin quan trọng về FDA. VIỆT TÍN EXPRESS muốn giúp quý khách có thể hiểu rõ hơn về chứng nhận này. Nếu quý khách có nhu cầu gửi hàng đi Mỹ và cần hổ trợ về FDA hãy liên hệ ngay với VIỆT TÍN EXPRESS. Chúng tôi hổ trợ kê khai FDA miễn phí giúp hàng hóa quý khách vận chuyển dể dàng với tỷ lệ thông quan cao khi nhập khẩu vào Mỹ.
2. MSDS
MSDS là gì?
MSDS là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.
MSDS thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.
Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hoá chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển hàng qua đường hàng không đi Quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.
MSDS do ai cấp?
MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).
Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển, sau đó tiếp theo Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm: Lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.
Nội dung của bảng MSDS là gì
Một bảng MSDS sẽ phải có chứa đầy đủ và chính xác các thông tin dưới đây:
Tên thành phần các hóa chất
Bao gồm đầy đủ các hóa chất cấu thành sản phẩm và được đánh dấu nhận biết hóa chất nguy hiểm. Dựa vào số CAS- số hiệu của chất hóa học để xác minh chính xác thành phần hóa học đó vì có nhiều trường hợp một hóa chất có nhiều tên gọi khác nhau.
Người lập MSDS
Đầy đủ thông tin người lập MSDS bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ,… ngày lập MSDS,..
Thông tin sản phẩm hàng hóa
Các giấy tờ chứng từ mua bán có thông tin sản phẩm, thành phần cấu tạo, công thức hóa học, khối lượng phân tử tạo nên sản phẩm đó cũng được ghi chính xác.
Tính lý tính
Liệt kê rõ sản phẩm ở dạng gì: rắn, lỏng hay khí. Hình dáng bên ngoài sản phẩm, khối lượng riêng, độ pH, độ sôi, độ bay hơi,..
Khả năng cháy
Nhiệt độ, điều kiện cháy nổ của sản phẩm và cách để xử lý khi xảy ra cháy nổ thế nào? Các thông tin về lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa đúng kỹ thuật thế nào.
Phản ứng của sản phẩm
Thông tin về khả năng phản ứng của hóa chất đó với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thế nào. một số thông tin về yêu cầu bảo quản, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. Kèm theo đó là cách xử lý khi có phản ứng hóa học xảy ra đột xuất.
Độ độc hại (độc tính)
Chất hóa học độc hại tác động thế nào với người tiếp xúc. Cách xử lý, cấp cứu khi có người nhiễm độc hóa chất khi tiếp xúc trực tiếp.
Cách xử lý khi người lao động tiếp xúc hóa chất đó với da, mắt hay nuốt phải. Độ độc hại với môi trường thế nào? Mức độ ô nhiễm cụ thể với nước, không khí, đất dựa trên chỉ số phát tán ra môi trường.
Mục đích & công dụng của MSDS
- Cảnh báo về các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng, các quy trình phải tuân thủ khi tiếp xúc.
- Cách xử lý nếu không may xảy ra sự cố.
- Xây dựng phương án vận chuyển, xếp dỡ.
- Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
- Là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.
Muốn khai báo hóa chất thì cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Quy trình và hồ sơ khai báo MSDS hóa chất được quy định cụ thể trong Thông tư số 40/2011/TT-BCT của Bộ Công thương.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: (Chúng tôi tư vấn hoàn thiện hồ sơ miễn phí)
- Bản thông tin khai báo MSDS hóa chất: 2 bản, có chữ ký, đóng dấu của người đại diện.
Khai báo hóa chất bằng hình thức nào?
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ khai báo MSDS hóa chất trực tiếp tại phòng Văn thư – Cục Hóa chất
Hoặc doanh nghiệp có thể khai báo hóa chất qua mạng internet tại địa chỉ: http://khaibaohoachat.cuchoachat.gov.vn/ Muốn khai báo hóa chất trên mạng thì doanh nghiệp cần liên hệ với Cục Hóa chất để mở tài khoản trên website và liên hệ với Cục Thương mại điện tử (25 Ngô Quyền) mua chữ ký số và đầu đọc thẻ.
Thời gian nhận phiếu an toàn hóa chất là bao lâu?
Cũng theo Thông tư số 40/2011/TT-BCT của Bộ Công thương thì sau 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hóa chất sẽ cấp Giấy xác nhận cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo công văn số 619/TCHQ-GSQL ngày 28/01/2013 của Tổng cục hải quan thì không cho nợ Giấy xác nhận KBHC khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. Vì vậy, để thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục thông quan nhanh nhất có thể và tránh tình trạng phải lưu kho, Việt Tín Express sẽ giúp bạn.
Phan Thị Tuyết Nga tổng hợp
Bài viết liên quan:
- Danh sách những thực phẩm ĐƯỢC và BỊ CẤM mang vào Mỹ
- Gửi mắm qua Mỹ (mắm thái, mắm cá, mắm tôm, mắm ruốc, mắm cà pháo,…)
- Gửi thực phẩm đi Mỹ (bánh mứt, khô cá, mựt, tôm, mắm, gia vị, cafe, mì, phở, hạt khô…)
- Gửi khô đi Mỹ (cá khô, tôm khô, khô mực,…)
- Gửi bánh trung thu đi Mỹ
- Gửi Yến đi Mỹ an toàn
- Gửi trái cây đi Mỹ an toàn
- Kinh nghiệm gửi hàng đi Mỹ tiết kiệm nhanh chóng
- Gửi thuốc tây đi Mỹ (thuốc bắc, thuốc nam) dạng viên
- Gửi mỹ phẩm đi Mỹ và lưu ý cần biết
- Gửi hàng thông thường đi Mỹ