FOB là điều kiện giao hàng được sử dụng rất phổ biến ở nước ta hiện nay, đặc biệt với những hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không biểu rõ bản chất của FOB. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ FOB là gì? Trách nhiệm của bên mua và bên bán khi sử dụng điều kiện FOB trong hợp đồng ngoại thương.
Xem thêm:
- CFS Là Gì? Kho, Phí cfs trong xuất nhập khẩu
- Bill Of Lading là gì? chức năng, phân loại, cách đọc
- FOB là gì? F.O.B trong xuất nhập khẩu
- CIF là gì trong xuất nhập khẩu?
- Manifest là gì? Cách khai Manifested
Trước hết, tôi muốn khái quát nhanh về thuật ngữ Incoterms.
Incoterms là gì?
INCOTERMS – International Commerce Terms: Là bộ tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
INCOTERMS ra đời vào năm 1936, trải qua 8 lần sửa đổi vào 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020.
Incoterms có 5 vai trò quan trọng như sau:
- Là 1 bộ quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế.
- Là tiếng nói chung trong giao nhận và vận tải hàng hóa.
- Là phương tiện quan trọng để xây dựng hợp đồng ngoại thương.
- Là phương thức để xác định giá cả mua bán hàng hóa.
- Là căn cứ pháp lý trong xử lí khiếu nại và tranh chấp giữa các bên.
Incoterms 2020 là bản sửa đổi mới nhất, gồm 11 điều khoản, chia thành 4 nhóm
Trong 11 điều khoản trên thì FOB – Incoterms 2020 là một trong số vài điều khoản được dùng nhiều nhất do nó phù hợp với tập quán mua bán hàng hóa quốc tế, cũng như phù hợp với mục đích của các công ty xuất nhập khẩu, nhất là những công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
Sự thay đổi của FOB Incoterms 2020 so với FOB Incoterms 2000 và 2010
Ở phiên bản mới nhất Incoterms 2020 : FOB được phép áp dụnh đối với hàng hóa được vận chuyển bằng container thay vì sử dụng hai điều kiện đối ứng là FCA như ở các phiên bản trước đó.
FOB là gì?
- FOB là một trong những điều khoản giao hàng được quy định trong incoterm. Điều khoản này có tên đầy đủ là Free On Board. Điều khoản này quy định người bán sẽ phải hoàn thành trách nhiệm của mình ngay sau khi hàng hóa đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp. Sau khi hàng đã lên tàu thì trách nhiệm sẽ được chuyển giao cho người mua
- Lan can tàu chính là ranh tới chuyển giao rủi ro trong điều kiện FOB. Trong quá trình hàng hóa được vận chuyển từ nước này sang nước khác sẽ phải trải qua một quãng thời gian lênh đênh trên biển. Các rủi ro như sóng thần hoặc cướp biển có thể sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển hoặc làm mất trắng hàng hóa. Theo điều kiện FOB thì người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm. Vì vậy người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển.
Giá FOB là gì?
- Giá FOB (Free on board) ở đây chính là giá tại cửa khẩu bên nước người bán (bên xuất khẩu). Giá FOB là giá đã bao gồm chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu.
- Bạn cần lưu ý rằng, giá FOB sẽ không bao gồm phí vận chuyển bằng đường biển và cũng không bao gồm phí bảo hiểm đường biển.
- Một ví dụ để bạn hiểu rõ hơn là: doanh nghiệp mua hàng từ cảng Singapore nhập khẩu về Việt Nam qua cảng Đà Nẵng. Doanh nghiệp sẽ phải thanh toán chi phí vận chuyển hàng, cùng lúc đó phải mua bảo hiểm cho lô hàng khi lô hàng di chuyển từ cảng Singapore về cảng Đà Nẵng.
Cách tính giá FOB tính như thế nào?
- Như đã nói ở trên giá FOB (FOB price) là giá tại cửa khẩu nước xuất khẩu ( phí vận chuyển ra cảng + phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + phí phát sinh trước khi hàng hóa lên tàu).
- Cách tính giá FOB cụ thể như sau: Giá FOB = Giá hàng hóa thành phẩm + phí nâng hạ container + phí kéo container nội địa + phí mở tờ khai hải quan + phí xin giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu yêu cầu) + phí kẹp trì + phí hun trùng kiểm dịch.
Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB
Trách nhiệm của người mua và người bán trong hợp đồng FOB đã được nêu rõ trong Incoterms 2020. Cụ thể như sau:
Nghĩa vụ thanh toán:
+ Người bán sẽ có trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng, cung cấp đầy đủ hoá đơn thương mại hoặc chứng từ điện tử có giá trị tương đương, đồng thời cung cấp vận đơn đường biển để làm bằng chứng giao hàng.
+ Người mua sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí tiền hàng cho người bán đúng như cam kết đã ghi rõ trong hợp đồng mà 2 bên đã ký.
Giấy phép và các thủ tục:
+ Người bán có trách nhiệm chủ động làm thủ tục xuất khẩu, đông thời cung cấp giấy phép xuát khẩu để lô hàng đủ điều kiện xuất đi.
+ Người mua có trách nhiệm chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, đồng thời, hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định pháp luật hiện hành nhằm mục đích đảm bảo rằng lô hàng được phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của họ.
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm:
+ Người bán chịu chi phi và rủi ro trong hợp đồng vận chuyển lô hàng từ kho nội địa đến cảng. Chi phí và rủi ro này sẽ được kết thúc và chuyển giao cho bên người mua sau khi hàng được đưa lên tàu.
+ Người mua có trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển hàng từ cảng đi chỉ định đến cảng đến cuối cùng, đó có thể là kho nội địa hoặc là cảng dỡ hàng, tuỳ vào thoả thuận 2 bên. Người mua không bắt buộc phải mua hợp đồng bảo hiểm nếu họ không muốn.
Giao hàng:
+ Hàng hoá sẽ được người bán vận chuyển từ cảng xuất chỉ định. Đồng thời người bán chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc lô hàng được đưa lên tàu.
+ Còn đối với người mua, họ sẽ nhận hàng thuộc quyền sở hữu của mình ngay sau khi lô hàng đã được bốc lên tại cảng đến.
Chuyển giao rủi ro:
+ Sau khi hàng được đưa lên boong tàu, toàn bộ chi phí được chuyển giao từ người bán sang người mua.
+ Người mua nhận những rủi ro được chuyển giao từ bên người bán sau khi hàng được đưa qua lan can tàu. Rủi ro này bao gồm cả mất mát trong quá trình vận chuyển.
Cước phí:
+ Người bán sẽ chịu chi trả toàn bộ chi phí cho đến khi hàng được đặt lên boong tàu. Trong đó đã bao gồm chi phí khai hải quan, thuế,…
+ Người mua sẽ phải trả cước vận chuyển lô hàng tính từ lúc hàng được đặt lên boong.
Thông tin người mua:
+ Người bán có trách nhiệm thông báo hàng đã được chuyển giao qua lan can tàu hoàn toàn.
+ Người mua cần thông báo hàng đã được chất lên tàu, cần cung cấp thông tin về tên tàu, cảng chỉ định.
Bằng chứng giao hàng:
+ Người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua chứng từ vận tải giao hàng từ kho ra cảng để làm bằng chứng về việc giao hàng.
+ Người mua sẽ phải cung cấp bằng chứng vận chuyển hàng hoá cho người bán, phổ biến nhất chính là vận đơn.
Kiểm tra – Đóng gói – Ký hiệu hàng hoá:
+ Người bán cần chi trả toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra và quản lý chất lượng lô hàng. Cần thông báo cho người mua trong trường hợp hàng được đóng gói đặc biệt.
+ Người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh nếu như lô hàng được hải quan của nước xuất khẩu kiểm tra.
Nghĩa vụ, trách nhiệm khác:
+ Người bán phải hỗ trợ những thông tin và chứng từ cần thiết để đảm bảo việc vận chuyển và giao hàng tới điểm đích.
+ Người mua phải trả tất cả chi phí phát sinh để có được những chứng từ liên quan.
Các thuật ngữ liên quan khác FOB
+ FOB Shipping Point (FOB điểm giao hàng)
Địa điểm giao hàng quy định là trên lan can tàu. Như vậy, quyền sở hữu và trách nhiệm đối với lô hàng sẽ được người bán chuyển cho người mua sau khi lô hàng được xếp lên tàu.
+ FOB Destination (FOB điểm đến)
Trách nhiệm và quyền sở hữu sẽ được chuyển cho người mua khi lô hàng được giao tới điểm chỉ định đã được nếu rõ trong hợp đồng.
Rủi ro khi xuất khẩu theo điều kiện FOB
Khi xuất khẩu theo điều kiện FOB các doanh nghiệp phải chịu những khó khăn như:
- Theo FOB người bán phải giao hàng lên tàu, tuy nhiên người không thể tự đưa container hàng lên tàu mà chỉ có thể giao tại các bãi (CY-container yard) hoặc tại các kho hàng lẻ( CFS- container freight station). Việc kiểm tra, kiểm đếm giữa hai bên và việc thông quan của cơ quan hải quan đều diễn ra ở CY hoặc CFS. Như vậy có nghĩa là thực tế người bán đã giao hàng tại CY/CFS nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho tới khi hàng hóa được bốc lên tàu.
- Thường thì container giao cho người chuyên chở tại CY cho tới lúc nhận được vận đơn( B/L- bill of lading) của hang tàu phải mất từ 5-7 ngày, mùa cao điểm có thể mất hơn 10 ngày. Đây là thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì đã giao hàng nhưng chưa thể lấy được tiền. Trong khi kinh doanh xuất khẩu nhiều doanh nghiệp phải vay ngân hàng ngay khi ký được hợp đồng, trễ nhận tiền ngày nào là chịu lãi ngày đó.
- Đó là chưa kể đến người bán rất lệ thuộc vào tàu/container do người bán là người kí kết hợp đồng và quyết định phương thức vận chuyển. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản,…
Vậy tại sao doanh nghiệp vẫn xuất FOB?
Lí do chính khiến các doanh nghiệp chấp nhận xuất FOB dù rằng phải chịu nhiều khó khăn, rủi ro là:
- Tập quán: điều kiện FOB được sử dụng rộng rãi từ khi vận tải container chưa phát triển. Các doanh nghiệp hình thành thói quen với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB, rất ngại đổi sang điều kiện khác vì phải thay đổi thói quen làm việc, sợ rủi ro mang tâm lí mọi người làm sao thì mình làm vậy.
- Thiếu thông tin và kỹ năng: các doanh nghiệp chưa tiếp cận được nhiều thông tin về bảo hiểm, container, giá cước và lịch trình tàu. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ các điều kiện INCOTERMS và những quy tắc xuất khẩu nên rất lung túng hay thậm chí thực hiện sai khi thay đổi sang hình thức xuất khẩu khác gây nhiều rủi ro và thiệt hại cho doanh nghiệp. Tâm lí nhân viên ngại tính toán tỉ lệ phí bảo hiểm, cước tàu,..nên thường thích chào hàng theo giá FOB.
- Hoạt động logistic, bảo hiểm: để chuyển sang xuất khẩu sang điều kiện xuất khẩu khác ( ví dụ như FCA,CIF,…) các doanh nghiệp cần tìm được những đối tác tin cậy trong lĩnh vực logistic, bảo hiểm, các hãng tàu,… nhưng hiện nay các công ty logistics, các hãng tàu trong nước vẫn chưa thực sự làm cho các doanh nghiệp yên tâm, môi giới bảo hiểm hàng hóa cũng chưa phát triển mạnh tại Việt Nam khiến cho họ ngại lại thêm ngại thay đổi.
Những năm gần đây, báo chí, các cơ quan chức năng vẫn luôn lặp đi lặp lại điệp khúc khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi xuất khẩu theo điều kiện FOB sang các điều kiện CIF,FCA,… tuy nhiên tình hình vẫn chưa có cải thiện rõ rệt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến FOB. Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của FOB trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu cần được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến gửi hàng quốc tế, hãy liên hệ trực tiếp đến Việt Tín Express, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Tìm hiểu thêm:
Nội dung bài viết có tham khảo tại: https://www.container-transportation.com/fob-la-gi.html