Khai ISF là gì?
ISF (viết tắt của từ Importer Security Filing) là khai báo an ninh cho người nhập khẩu khi nhập hàng hóa vào Mỹ. ISF còn được gọi là “10 + 2”, là hồ sơ theo yêu cầu của CBP để ghi lại thông tin và chi tiết nhập khẩu, khi các chuyến hàng đi từ điểm này đến điểm khác.
Các nhà nhậu khẩu không khai báo ISF đúng cách trước khi hàng hóa của họ vận chuyển sẽ bị phạt 5.000 USD. ISF phải được truyền ít nhất 24 giờ trước khi chuyến hàng khởi hành đến Hoa Kỳ.
Khai AMS là gì?
AMS (Automated Manifest System) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập.
Thông tin của đơn hàng xuất sang Mỹ phải được khai báo cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu chở hàng khởi hành từ cảng chuyển tải đến Mỹ.
Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kê khai thông tin này khi hàng vẫn còn ở cảng xếp. Tuy nhiên, việc kê khai AMS có thể nhờ các công ty giao nhận vận tải kê khai giúp. Thủ tục sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng với chi phí khoảng 25$ cho một đơn hàng.
Lưu ý : Hai phí trên chỉ áp dụng đối với hàng hóa vận chuyển đi Mỹ bằng đường biển. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, không cần kê khai AMS và ISF
Soi container (X-ray)
Ngoài việc phải kê khai thông tin AMS và ISF, Hải quan Mỹ còn áp dụng biện pháp soi container đối với những container nào có sự nghi ngờ về an ninh, hoặc đơn giản là kiểm tra ngẫu nhiên. Việc soi container này có thể diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc ở cảng đích ở Mỹ.
Chính vì những thủ tục kê khai rắc rối trên mà người làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ thường gặp áp lực về việc kê khai thông tin hàng hóa cho các đại lý vận tải. Nhất là hiện nay các hãng tàu (như Maersk, Hanjin, Wanhai…) đang cho triển khai dịch vụ đi thẳng từ cảng Cái Mép đến Mỹ mà không phải qua cảng chuyển tải. Cho nên nếu ngày tàu chạy là thứ Tư thì thứ Bảy tuần trước đó các nhà xuất khẩu Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thành việc kê khai thông tin hàng hóa cho đại lý vận tải, mặc dù ngày thứ Hai tuần sau nhà xuất khẩu mới tiến hành lấy container để đóng hàng và làm thủ tục xuất đi.
Các thông tin yêu cầu khai báo ISF
Từ nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp:
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp)
- Tên và địa chỉ của người bán (hoặc chủ sở hữu)
- Tên và địa chỉ của người mua (hoặc chủ sở hữu)
- Tên và địa chỉ người giao hàng
- Nơi đóng hàng vào container
- Tên và địa chỉ của người gom hàng
- Số hồ sơ Đơn vị nhập khẩu
- Số người nhận hàng
- Nước xuất hàng
- Biểu thuế quan hài hòa hàng hóa cho từng sản phẩm của lô hàng
Từ hãng tàu:
- Kế hoạch xếp hàng lên tàu
- Thông báo trạng thái container
Các nội dung khai báo AMS
Cụ thể: Hãng tàu/NVOCC phải điền đẩy đủ các thông tin về hàng hóa, container và tàu mẹ (mother vessel) với các nội dung cụ thể như sau:
Thông tin về hàng hóa
– Số vận đơn của lô hàng: số vận đơn khi khai AMS sẽ phải bắt đầu bằng mã SCAC.
– Loại hàng: FCL hay LCL.
– Tên và địa chỉ đầy đủ của người gửi ghi trên vận đơn.
– Tên và địa chỉ đầy đủ của người nhận ghi trên vận đơn.
– Mô tả đầy đủ thông tin hàng: Trọng lượng cả bì, thể tích, mã HS 6 chữ số của hàng hóa, loại hàng và những mô tả ghi trong vận đơn của lô hàng.
– Số cân kiện hàng hóa.
– Dấu hiệu cho các kiện hàng (đặc biệt đối với hàng LCL).
– Điền những thông tin cần thiết nếu đó là hàng nguy hiểm.
– Mã SCAC – Standard Carrier Alpha Code: Là mã do Mỹ cấp cho tất cả hãng tàu để phân biệt các hãng với nhau.
Thông thường, mã SCAC gồm 04 chữ cái, được áp dụng cho các loại giấy tờ như vận đơn, AMS,…
VD: SCAC code của ONE: ONEY; COSCO shipping lines: COSU; Evergreen: EGLV, Wanhai: WHLC…
Thông tin về container:
- Số container
- Số chì cho mỗi container
Thông tin về tàu mẹ:
(a) Tuyến đường:
- Nơi nhận hàng (Place of Receipt)
- Cảng chất hàng lên tàu (Port of Loading)
- Cảng chuyển tải Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
- Điểm đến cuối cùng (Final destination)
(b) Thông tin về tàu:
- Mã SCAC của hãng tàu (SCAC Code)
- Tên tàu (Mother Vessel)
- Số chuyến tàu (Voyage No.),
- Cờ tàu (Vessel Flag),
- Số IMO (IMO Number)
(c) Thông tin về thời gian:
Thời gian tương đương với lúc tàu xuất phát, tàu đến cảng chuyển tải, tàu dỡ hàng, tàu đến điểm cuối cùng…
LƯU Ý THÊM KHI BẠN GỬI HÀNG QUA MỸ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
+ Local charge tại Mỹ
Mỹ là quốc gia rất rộng lớn và giáp biển , do đó bao gồm rất nhiều cảng lớn nhỏ. Chi phí local charge ở từng cảng là không giống nhau
Những cảng thuộc vùng GULF ( Vùng có khả năng gặp hải tặc biển ) như : Miami , Houston , New Orleans , Tampa , Mobile …sẽ thường có thêm phí Wharfage ( WFC ), khoảng 50-70 usd / Teu ( tùy vào từng hãng tàu) . Những cảng không thuộc vùng GULF sẽ không bị tính phí Wharge
+ Bộ chứng từ cần có để vận chuyển hang đi Mỹ là:
Invoice ( Hóa đơn thương mại )
Packing list ( Bảng kê đóng gói )
Sale contract ( Hợp đồng )
Giấy chứng nhận liên quan ( nếu có )
Hiện có rất nhiều hãng tàu khai thác những tuyến vận tải biển như : OOCL , MSC, HAPAD LOYD, YML, COSCO ,…. Với lịch tàu và thời gian vận chuyển đa dạng
Chúng tôi với kinh nghiệm vận chuyển hàng từ Việt Nam đi Mỹ nhiều năm sẽ là lựa chọn tốt nhất của quý công ty. Rất mong có cơ hội hợp tác với quý doanh nghiệp.
Bài viết liên quan: