Phí DO Là Gì?

Khi hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam, hàng vừa đến cảng, hãng tàu/ forwarder sẽ thông báo hàng đến, phát hành một D/O Lệnh giao hàng, người nhận hàng sẽ lấy Lệnh giao hàng này, thanh toán phí D/O và mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan / kho / bãi để nhận hàng.

Tùy vào từng trường hợp, phí D/O sẽ được hãng tàu hoặc fowarder thu.

Phí D/O là gì?

Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trong lệnh giao hàng consignee.

Bạn lưu ý, phí D/O – Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng, không phải là phí chứng từ -Documentation fee, nhiều bạn thường nhầm lẫn hai phí này vì chữ viết tắt khá giống nhau.

Phí DO là gì?
Phí DO là gì?

Các loại phí D/O

Hiện nay, D/O được chia làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào bên phát hành lệnh giao hàng cho bạn. Cụ thể có 2 loại phí D/O chính tương ứng với 2 loại D/O cho các đơn vị forwarder phát hành và các hãng tàu phát hành:

D/O do forwarder phát hành

  • Đây là D/O cho các đơn vị, đại lý vận chuyển cấp phát cho đơn vị hoặc đối tượng nhận hàng. Đồng thời lệnh giao hàng này cũng yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng.
  • Lưu ý rằng Forwarder phát D/O nhưng lại không phải bên phát hành bill thì chắc chắn người nhận hàng sẽ không lấy được hàng. Muốn lấy hàng thì người nhận hàng phải xuất trình thêm nhiều chứng từ liên quan khác.
  • Nếu bạn làm việc với các đơn vị forwarder để nhận hàng thì sẽ phải đóng phí D/O tương ứng theo yêu cầu của họ. Bạn chỉ cần đóng 1 lần duy nhất và đóng trực tiếp cho các đơn vị forwarder này là xong.

D/O do các hãng tàu phát hành

  • Đây là lệnh giao hàng được phát hành bởi các hãng tàu vận chuyển. Lệnh này sẽ yêu cầu rõ người giữ hàng bàn giao hàng hóa cho người nhận hàng.
  • Trong thực thế thì các hãng tàu sẽ yêu cầu forwarder giao hàng. Sau đó, forwarder sẽ giao hàng cho bên nhận hàng. Điều kiện để người nhập khẩu nhận được hàng là forwarder  có D/O của hãng tàu và chuyển D/O này cho bên mua hàng kèm bill gốc của hãng tàu đó.
  • Tương tự như phí D/O của bên forwarder, phí D/O của hãng tàu cũng sẽ chỉ cần đóng một lần và đóng cho hãng tàu bạn làm việc trực tiếp.

Quy trình lấy lệnh D/O trong hoạt động xuất nhập khẩu

Thông thường, lệnh giao hàng(D/O) thường có 3 bản, người nhận hàng bắt buộc phải có được chứng từ này. Tuy nhiên, lưu ý rằng, consignee muốn lấy hàng thì không chỉ cần có D/O mà phải có đầy đủ các chứng từ khác, bao gồm:

+ Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng như thẻ căn cước hay chứng minh thư nhân dân.

+ Giấy giới thiệu.

+ Thông báo lô hàng đã cập cảng.

+ Vận đơn bản sao có kỹ hậu hoặc vận đơn gốc có ký hậu đồng thời có đóng dấu của ngân hàng nếu như doanh nghiệp sử dụng L/C làm hình thức thanh toán.

Việc lấy lệnh giao hàng và làm thủ tục hải quan hoàn toàn không liên quan đến nhau, chính vì thế mà bạn nên sắp xếp thời gian để làm thủ tục hải quan trước hoặc láy lệnh D/O trước. 

Một câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc đó chính là khi đi nhận lệnh giao hàng ngoài những giấy tờ có liên quan thì có cần theo mang theo tiền không? Vì vậy, mình xin trả lời như sau. Để lấy được lệnh giao hàng thì bạn cần đóng đầy đủ các khoản sau cho forwarder/hãng tàu, ví dụ như:

– Phí vệ sinh container

Phí THC

Phí CFS

– Phí Handling

– PHí DO

Để biết rõ chi phí của từng khoản chi bạn có thể liên hệ với hãng tàu để biết được thông tin chính xác nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phí D/O, lệnh D/O trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức.

Nội dung bài viết có tham khảo tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/d-o-la-gi-phi-d-o-trong-xuat-nhap-khau.html